Menu


  Mề đay là một loại bệnh dị ứng ngoài da. Ngoài da nổi tít lên những mảng có nhiều hình dạng khác nhau như bọ lẹt đốt, rất ngứa nổi gồ lên trên mặt da lúc mất chỗ này, lúc mọc chỗ khác làm bạn không lúc nào yên. Chúng có thể biến mất sau vài giờ, nhưng có thể tồn tại gan lỳ hơn 3 tháng.
   Đông y còn gọi bệnh này là phong chẩn khối.



Triệu chứng của bệnh mề đay


Nguyên Nhân

Yếu tố cơ địa dị ứng (nhạy cảm với chất kích thích) và các yếu tố ngoại lai như thức ăn tanh như cua cá tôm sò ốc hến, đồ hộp, thịt bò, thịt gà, các loại thuốc (trụ sinh, an thần, hạ nhiệt, giảm đau...), các loại huyết thanh, các loại thảo mộc như lá cây hoa, các ổ nhiễm khuẩn, các loại ký sinh trùng đường ruột, do khí hậu thời tiết, hoá chất... hoặc do yếu tố tinh thần (bực bội, lo lắng, buồn phiền quá mức) tác động vào cơ thể gây ra bệnh.

Thường do phong thấp xâm nhập vào da thịt hoặc trường vị đang có uất nhiệt lại cảm phải phong tà, tà khí tích lại ở da, lông gây ra mề đay.

Sách ‘Y Học Nhập Môn’ viết: “Huyết nhiệt thì sinh ra lở ngứa hoặc đau”.

Sách ‘Châm Cứu Học Giảng Nghĩa’ viết: “Chứng Ẩn chẩn phát sinh đa số do tấu lý sơ hở, bị phong tà xâm nhập… cũng có thể do ăn những thức ăn như tôm, cá v.v… mà nổi ban”.


Cơ chế sinh bệnh theo YHCT có thể là:

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh mề đay chủ yếu là do phong hàn (bên ngoài) hợp với huyết nhiệt (bên trong) và một số thức ăn không thích hợp với cơ thể như tôm, cá…

Theo YHHĐ, những yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng) tác động vào cơ thể làm cho cơ thể tiết ra một số lượng Histamin. Histamin khi sinh ở da sẽ chảy vào máu, làm dãn các mao mạch gây nên hiện tượng ứ máu, chảy huyết thanh ra ngoài huyết quản gây nên. Đồng thời Histamin ngấm vào đuôi dây thần kinh cảm giác gây nên ngứa và kích thích, gây một phản xạ sợi trục làm đỏ chung quanh các nốt mề đay.

Chứng trạng chung

Trên da nổi lên từng đám (về) nhiều ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng, rất ngứa. Thường vài ngày hoặc có khi lâu hơn mới hết. Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

1. Do phong nhiệt:

Triệu chứng: Mề đay màu hồng tươi, khát, mặt có lúc bốc nóng, nước tiểu vàng, táo bón, gặp lạnh thì dễ chịu, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác.

Điều trị: Sơ phong thanh nhiệt.

2.Do phong hàn:

Hay gặp ở bệnh dị ứng nổi ban do lạnh

Triệu chứng: Nổi mề đay sắc nhạt, to nhỏ không đều, gặp lạnh ngứa nhiều, trườm nóng thỡ đỡ, sắc ban thường nhạt có thể phát sốt sợ lạnh

Pháp trị: Khư phong tán hàn

3.Thực tích

Mề đay sắc trắng hoặc đỏ, kéo dài không khỏi, phát cơn bất thường, trung quản bĩ đầy, ăn kém ngực đầy, ợ hăng nuốt chua, cồn cào buồn nôn, đại tiện không đều
Pháp: hoà trung thông đạo, sơ phong thanh nhiệt

4. Thấp nhiệt

Mề đay sắc đỏ sạm, gặp gió hay nóng thì bệnh tăng, trời âm u bệnh càng nặng, kiêm chứng phát sốt về buổi chiều, minh nóng bứt rứt, đầu nặng, thân thể mỏi mệt, khát nước, đại tiện khó đi, tiểu tiện đỏ rít, rêu vàng nhớt
Pháp: phương hương hoá thấp

Điều trị bệnh mề đay:

- Tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết.

- Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng. Tránh các chất kích thích như: gia vị, rượu, trà, cà phê...


Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, trà,...

Trong cơn cấp:

- Ăn nhẹ, giảm muối.

- Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm.

- Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).

Thuốc corticoides (uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong điều trị mề đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản. Một số trường hợp nổi mề đay do viêm mạch, mề đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường, không nên dùng để điều trị mề đay mạn tính tự phát.

Đối với mề đay mãn tính: vì thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top